Xét nghiệm máu giúp kiểm tra những gì?

Thứ tư - 07/10/2020 03:43
Xét nghiệm máu là bước không thể thiếu của một cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu để đánh giá các tình trạng cụ thể. Bài viết này giới thiệu một số loại xét nghiệm máu phổ biến nhất và ý nghĩa của loại xét nghiệm đó.

Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học, là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. 
 

z2113721906072 ebbf8370fccd908e1e4713ea3e012f00

Một số xét nghiệm máu phổ biến nhất là:

  • Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC)
  • Xét nghiệm sinh hóa máu
  • Xét nghiệm các men trong máu
  • Xét nghiệm máu để đánh giá nguy cơ bệnh tim

Tại sao bạn cần thực hiện xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ kiểm tra một số bệnh và tình trạng nhất định. Chúng cũng giúp kiểm tra chức năng của các cơ quan và hiển thị hiệu quả của các phương pháp điều trị.
 

z2113721983401 5196fdede79f7cc4ac1e24c08bf18d32

Cụ thể, xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ:

  • Đánh giá hoạt động của các cơ quan như thận, gan, tuyến giáp và tim.
  • Chẩn đoán các bệnh và các tình trạng như ung thư, HIV/AIDS, tiểu đường, thiếu máu và bệnh mạch vành.
  • Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch.
  • Kiểm tra xem thuốc bạn đang dùng có tác dụng không.
  • Đánh giá khả năng đông máu.

Những điều bạn cần biết trước khi thực hiện xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là phương pháp rất phổ biến. Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để xem cơ thể hoạt động như thế nào. Xét nghiệm máu cũng có thể được bác sĩ chỉ định trước khi trải qua một số thủ thuật y tế nhất định để kiểm tra tình trạng sức khỏe.

Bác sĩ chỉ cần lấy một lượng máu nhỏ để làm xét nghiệm, do đó bạn thường không cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào. Tuy nhiên, một số người sẽ cảm thấy chóng mặt trong và sau khi làm xét nghiệm. Nếu điều này đã từng xảy ra với bạn, hãy nói với nhân viên xét nghiệm để họ biết và có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

z2113722124089 29b7f089ad5b2a9154a04b424b2b66ca

Sau khi làm xét nghiệm, bạn có thể có một vết bầm nhỏ nơi kim tiêm đâm vào. Bầm tím có thể gây đau đớn, nhưng thường vô hại và mờ đi sau vài ngày. Giống như bất kỳ vết thương nào, nhiễm trùng có thể phát triển nơi kim tiêm đâm vào. Đi gặp bác sĩ nếu vết thương bị đỏ và viêm.

Trong một số trường hợp hiếm, người bệnh cảm thấy yếu ớt trong khi làm xét nghiệm máu. Nói với nhân viên xét nghiệm nếu bạn cảm thấy mệt xỉu. Lúc này, bạn nên nằm xuống ngay lập tức để tránh ngất xỉu. 

Có thể nói, xét nghiệm máu thường là một phần của cuộc khám sức khỏe thông thường. Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm máu nếu nghi ngờ một người có thể có các bệnh lý tiềm ẩn khác. Đây là một kỹ thuật ít xâm lấn và ít có rủi ro. Nên nói chuyện với bác sĩ về các vấn đề còn thắc mắc hoặc lo lắng trước khi tiến hành lấy máu xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây